English Arabic Chinese (Simplified) French German Japanese Korean Russian

Tỷ giá ngoại tệ

Bình chọn

Bạn quan tâm đến thông tin gì tại website?
 

Người đang truy cập

 HN  Click for Hanoi, Viet Nam Forecast
TP.HCM Click for Ho Chi Minh, Viet Nam Forecast

 

 

Số người vào site

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counter Hôm nay 11
mod_vvisit_counter Hôm qua 100
mod_vvisit_counter Tuần này 192
mod_vvisit_counter Tháng này 2108
mod_vvisit_counter Tất cả 16118
Visitors Counter 1.0.3

Trang chủ arrow Tin tức arrow Tin tức khu công nghiệp arrow Bà rịa - Vũng tàu tích cực thực hiện bảo vệ môi trường các KCN
Bà rịa - Vũng tàu tích cực thực hiện bảo vệ môi trường các KCN PDF In E-mail
08/09/2009
 Ngày 15/12/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4523/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục và lộ trình xử lý ô nhiễm tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với 29 doanh nghiệp nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và 23 doanh nghiệp nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tổng cộng có 52 doanh nghiệp trong các KCN gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động sản xuất thực hiện biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, khí theo lộ trình quy định và phải hoàn thành việc khắc phục trong năm 2009.
Để theo dõi công tác xử lý ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 05/02/2009 về việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN và Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh BR-VT và Quyết định số 4266/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 về việc thành lập Tổ kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tỉnh BR-VT.
Dưới đây là những nét nổi bật về tình hình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong KCN, CCN trên địa bàn tỉnh.
1. Tình hình thu gom và xử lý nước thải trong các KCN 
Lượng nước thải phát sinht từ 7 KCN đang hoạt động khoảng 
18.450 m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải được thu gom và xử lý khoảng 17.820 m3/ngày đêm, đạt 96,5% gồm: KCN Mỹ Xuân A2 đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 2.500 m3-3.000 m3/ngày đêm, KCN Cái Mép: 
1.000 m3/ngày đêm (do các doanh nghiệp đã xây dựng HTXLNT cục bộ trước khi hình thành KCN), KCN Phú Mỹ II (hiện chỉ có Công ty Posco Việt Nam đi vào hoạt động và đầu tư HTXLNT với công suất xử lý 7.200 m3/ngày đêm) và các doanh nghiệp tại các KCN khác tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ với tổng công suất xử lý hoảng 14.320 m3/ngày đêm. Từ 12/2008 đến nay, ngoài Công ty Posco VN, đã có thêm 6 doanh nghiệp đầu tư HTXLNT cục bộ (Công ty sản xuất giày Uy Việt - công suất 250 m3/ng.đ, Công ty TNHH Fritta Việt Nam công suất-100 m3/ng.đ, Công ty TNHH gốm sứ Mỹ Xuân - công suất 800 m3/ng.đ, Công ty cổ phần Hải Việt - xây thêm 01 HTXLNT công suất 500 m3/ng.đ, Công ty TNHH Tân Chung - công suất 30 m3/ng.đ, Công ty Thép Miền Nam xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước mưa chảy tràn - công suất 350 m3/ng.đ) tức là có 40/127 doanh nghiệp tự đầu tư HTXLNT. Ngoài ra, một số doanh nghiệp như: Công ty cổ phần TM-SX Tân Phước Khanh, Nhà máy dầu Phú Mỹ, Công ty TNHH Odim VN, Công ty TNHH PAK đã hoàn thành đầu tư xây dựng HTXLNT đang chờ kiểm tra trước khi đi vào vận hành chính thức.
Các nhà máy khác (chủ yếu là loại hình sản xuất công nghiệp cơ khí, tập trung hầu hết ở KCN Đông Xuyên và rải rác tại các KCN khác) có lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt với khối lượng nhỏ từ 1,2 - 4 m3/ngày, việc đầu tư HTXLNT của các doanh nghiệp này sẽ lãng phí, hiệu quả vận hành không cao. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thành HTXLNT tập trung của KCN để thu gom, xử lý nước thải của các doanh nghiệp này.
2. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, hầu hết các nhà máy đều hợp đồng với các Công ty công trình đô thị thu gom và vận chuyển đến xử lý tại bãi chôn lấp rác thải của tỉnh theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng một số doanh nghiệp tự xử lý bằng cách đốt, chôn rác thải ngay trong khuôn viên Nhà máy, chưa ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển rác thải với công ty có chức năng.
Đối với các chất thải rắn công nghiệp (chủ yếu xỉ lò luyện, vảy thép, bao bì hỏng, giấy vụn, bùn thải,…) thường là các hợp chất vô cơ, ít gây mùi hôi, trong đó có nhiều loại chất thải có khả năng tái sử dụng như xỉ thép của ngành thép có thể sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy luyện phôi thép, tuy nhiên một số nhà máy trong dây chuyền công nghệ chưa đầu tư công đoạn tái sử dụng chất thải này vì kinh phí đầu tư lớn và hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, UBND tỉnh đã chấp thuận cho triển khai Dự án chôn lấp chất thải rắn của tập đoàn KBEC và Dự án đầu tư Nhà máy tái chế xỉ thải công nghiệp Đại Thành tại Khu xử lý chất thải tập trung 100 ha tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành. Tuy nhiên, các dự án này chưa chính thức hoạt động nên đầu ra của chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các ngành công nghiệp trong KCN vẫn đang là khó khăn của doanh nghiệp trong khâu xử lý.
Đối với chất thải nguy hại: trong thời gian qua, rác thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh phần lớn được vận chuyển về Nhà máy Xử lý chất thải công nghiệp tại xã Phước Hoà, huyện Tân Thành của Công ty TNHH Sông Xanh để xử lý, phần còn lại được thu gom, vận chuyển về các Công ty có chức năng tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang để xử lý. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại, nên các doanh nghiệp phải ký hợp đồng vận chuyển xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng khác ở ngoài tỉnh. Việc chuyển giao, xử lý chất thải nguy hại qua nhiều đầu mối dẫn đến công tác thống kê, quản lý gặp nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác doanh nghiệp lúng túng trong công tác xử lý, chất thải tồn đọng quá hạn, việc giám sát xử lý khó khăn, chi phí xử lý tốn kém do phải hợp đồng với các đơn vị có chức năng ngoài tỉnh.
3. Tình hình xử lý khí thải
Hiện nay, phần lớn các KCN trên địa bàn tỉnh chưa lấp đầy diện tích nhưng không khí đã có dấu hiệu ô nhiễm. Nguồn gây ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở các KCN: Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, từ hoạt động của các nhà máy sản xuất phân bón, sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng như trạm trộn bê tông, gạch men… Một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí như Nhà máy Đạm Phú Mỹ (nguy cơ rò rỉ khí amoniac), Nhà máy phân bón Baconco (phát sinh bụi)… Đa số các dự án sử dụng nhiên liệu than đá hoặc dầu FO, DO, hoặc trong sản xuất có sử dụng các dung môi hữu cơ (chế biến da thuộc), hơi hoá chất acid (sơn phủ, công nghệ xi mạ, tẩy gỉ trong cán thép…), tuy nhiên, hầu hết các nhà máy chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải hoặc có đầu tư nhưng chưa vận hành tốt nhằm đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí tại các KCN còn bắt nguồn từ bụi phát sinh từ các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn ô nhiễm mang tính tức thời và tồn tại trong khoảng thời gian nhất định.
4. Thành lập Phòng quản lý môi trường và an toàn trực thuộc Ban Quản lý các KCN tỉnh
Ngày 24/4/2009, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1192/QĐ-UBND về việc uỷ quyền cho Trưởng ban quản lý các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, được quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thực hiện Quyết định trên, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã thành lập Phòng Quản lý Môi trường và An toàn (hiện đã có 5 công chức), ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng công chức; đồng thời triển khai quản lý nhà nước về môi trường với các nội dung sau:
- Triển khai công tác liên quan đến thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án đầu tư trong KCN theo uỷ quyền của UBND tỉnh như: đề nghị các sở, ban, ngành liên quan cử thành viên tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh;
- Ban hành quy định về trình tự thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực môi trường;
- Đề nghị được uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ QLNN trong lĩnh vực môi trường đối với các KCN trên địa bàn: Thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức;
- Lập Kế hoạch kiểm tra công tác khắc phục ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp KCN thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 4523/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục và lộ trình xử lý ô nhiễm tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (theo đề nghị chuyển giao hồ sơ các doanh nghiệp trong KCN của Sở Tài nguyên và Môi trường).
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các KCN trên địa bàn tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường đầu tư hệ thống quan trắc tự động nước, khí; hướng dẫn, chỉ đạo sát sao trong công tác quản lý, lưu giữ, vận chuyển, tiêu huỷ ch t thải nguy hại; chỉ đạo Công ty Môi trường đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút các dự án thành phần trong khu xử lý chất thải rắn 100 ha của tỉnh tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành để giải quyết đầu ra cho chất thải rắn, chất thải nguy hại trong KCN, sửa đổi Quy chế cũ ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường cho phù hợp với tình hình mới.
 
< Trước   Tiếp >

rss
Карта