English Arabic Chinese (Simplified) French German Japanese Korean Russian
 

Tỷ giá ngoại tệ

Bình chọn

Bạn quan tâm đến thông tin gì tại website?
 

Người đang truy cập

Chúng ta có 1 khách trực tuyến
 HN  Click for Hanoi, Viet Nam Forecast
TP.HCM Click for Ho Chi Minh, Viet Nam Forecast

 

 

Số người vào site

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counter Hôm nay 33
mod_vvisit_counter Hôm qua 148
mod_vvisit_counter Tuần này 350
mod_vvisit_counter Tháng này 1214
mod_vvisit_counter Tất cả 26448
Visitors Counter 1.0.3

Trang chủ arrow Tin tức arrow Tin tức khác arrow Rủi ro đối với cho vay BĐS là không lớn
Rủi ro đối với cho vay BĐS là không lớn PDF In E-mail
17/12/2009

Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, TS. Lê Xuân Nghĩa, trao đổi về vấn đề dư nợ và giá bất động sản lên xuống thất thường thời gian gần đây.

Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, TS. Lê Xuân Nghĩa

Thưa ông, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá như thế nào về những diễn biến bất thường trên thị trường bất động sản, đặc biệt là "cơn sốt" bất động sản tại Hà Nội vừa qua?a

Theo tôi thì “sốt” bất động sản tại Hà Nội vừa qua chủ yếu là do số lượng dự án vẫn quá ít. Thông thường, vốn cho các dự án vẫn là vay vốn ngân hàng, nhưng ở Hà Nội, các ngân hàng lại rất “kén” dự án nên rốt cục là số lượng dự án hoạt động được vẫn quá ít.

Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân từ việc thủ tục trong cấp phép dự án quá dài. Và một khi ngân hàng nhìn thấy thực tế đó sẽ không ai cho vay, và ngay cả chủ đầu tư cũng không dám vay vì không có tiền trả lãi.
a

Cái khó bó cái khôn nên cứ tắc mãi.

Tuy nhiên, vì bất động sản là một thị trường nhạy cảm và phức tạp nên trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chú trọng giám sát, tìm hiểu những yếu tố tác động, chi phối chủ yếu cũng như việc có hay không tình trạng một bộ phận thao túng thị trường này.

Đồng quan điểm với T.S Lê Xuân Nghĩa, nhiều ý kiến cho rằng rủi ro thứ cấp đối với cho vay bất động sản là không lớn


Ông đánh giá thế nào về vấn đề dư nợ cho vay bất động sản ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?

Theo tôi nắm được, dư nợ cho vay bất động sản tại TP.Hồ Chí Minh chiếm gần 60%, trong khi tại Hà Nội chỉ khoảng 15% tổng dư nợ.

Lý do là bởi tại TP.Hồ Chí Minh có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị hơn Hà Nội.

Nhưng, điều quan trọng là các ngân hàng cung cấp tín dụng cho bất động sản ở TP.Hồ Chí Minh cũng “thoáng” hơn Hà Nội. Chủ đầu tư và ngân hàng ở đó thường dùng ngay các dự án để làm tài sản thế chấp cho vay.

Bên cạnh đó, như đã nói trên, thủ tục hành chính để triển khai dự án ở Hà Nội lại thường rất chậm, có khi lên đến 6 -7 năm mới xin xong thủ tục. Chính vì vậy, số lượng dự án rất ít, cộng với việc rủi ro nên các ngân hàng thường không dám cho vay, bởi ngay cả khi đã cho vay để giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng..., nhưng có thể dự án vẫn bị dừng lại do trục trặc về mặt hành chính.

Chính điều này đã khiến cho tín dụng bất động sản tại Hà Nội rất là thấp. Có thể nói là thấp một cách đáng ngạc nhiên.

Cũng vì thế mà trong thời gian qua, giá bất động sản tại Hà Nội xuống rất ít, chỉ là đóng băng hoặc tăng lên.

Giá bất động sản trong thời gian qua lên nhanh mà hạ cũng chóng. Vậy, theo ông, liệu đó có phải là “bong bóng”như chúng ta đã từng phải đối mặt?

Theo tôi thì chúng ta chưa thể có “bong bóng” bất động sản được, bởi hiện nay bất động sản tại TP.Hồ Chí Minh chưa phục hồi về mức giá cũ trước đây.

"Bong bóng" bất động sản chỉ xảy ra khi giá của nó tăng một năm từ 20 - 30 % trở lên và phải tăng liên tục.

Bên cạnh đó, hiện các ngân hàng vẫn rất thận trọng trong việc cho vay thông qua việc định giá chặt chẽ. Chúng ta lại không có tình trạng chứng khoán hóa các khoản nợ bất động sản, nên những tác động của thị trường bất động sản lên khu vực đầu tư, rồi từ khu vực này tác động trở lại vào khu vực ngân hàng thương mại là không có.

Vì vậy, rủi ro thứ cấp đối với cho vay bất động sản là không lớn.

Hơn nữa, chúng ta chỉ có tình trạng nợ lần đầu, nên sẽ dễ xử lý hơn bởi không bị nhân rộng ra như là chứng khoán hóa. Tức là những khoản vay của doanh nghiệp nào đối với các ngân hàng thì vẫn nằm ở doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên, ở cả các nước có nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm rằng, bất động sản là nền tảng của hệ thống tài chính và của nền kinh tế, bởi khi bất động sản được vốn hóa, thậm chí là nợ bất động sản được chứng khoán hóa thì nó sẽ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng tài sản của các ngân hàng thương mại.

Xin cảm ơn ông!

T.N (thực hiện)

Nguồn: toquoc.gov.vn

 
< Trước   Tiếp >

rss
Карта